Hướng dẫn thủ tục cấp, sửa đổi hộ chiếu cho công dân Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông

– Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một trong 3 cách sau đây:

+ Trực tiếp nộp hồ sơ:

Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.

Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ tạm trú.

+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:

Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản photocopy chứng minh nhân dân.

Địa điểm, cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Người trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu.

+ Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

* Địa điểm, cách thức nhận hộ chiếu qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

– Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả.

+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác;

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm theo danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác;

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Gửi hồ sơ đề nghị và nhận kết quả qua đường bưu điện: địa điểm, cách thức gửi hồ sơ, tiền lệ phí hộ chiếu và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) 01 tờ khai mẫu X01;

b) 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.

* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

a) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu X01 phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh;

b) Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm. Tờ khai do mẹ, cha khai và ký thay; nếu không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay;

c) Trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha, nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 3cm x 4 cm.

Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung hộ chiếu (điều chỉnh họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân trong hộ chiếu; bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha):

Trường hợp điều chỉnh họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân thì nộp 01 bộ hồ sơ gồm 01 tờ khai mẫu X01, kèm theo giấy tờ chứng minh sự điều chỉnh đó;

Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì nộp thêm 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm của trẻ em đó.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

– Thời hạn giải quyết: Không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh,  Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hộ chiếu phổ thông.

– Lệ phí (nếu có): 50.000đ/cuốn.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): tờ khai (mẫu X01).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Hộ chiếu đề nghị sửa đổi còn thời hạn ít nhất 01 năm và không thuộc các trường hợp chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

+ Nghị định số 65/2012/NĐ-CP, ngày 06/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

+ Thông tư số 29/2016/TT-BCA, ngày 06/07/2016 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam.

+ Thông tư số 07/2013/TT-BCA, ngày 30/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2007/TT-BCA, ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông trong nước và Thông tư số 10/2006/TT-BCA, ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

+ Thông tư số 157/2015/TT-BTC, ngày 08/10/2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

 

 

Cấp lại hộ chiếu phổ thông

– Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một trong 3 cách sau đây:

+ Trực tiếp nộp hồ sơ:

Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.

Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ tạm trú.

+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:

Trường hợp nộp hồ sộ cấp lại hộ chiếu qua doanh nghiệp Bưu chính thì tờ khai (X01) phải được Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo hộ chiếu, bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước còn giá trị sử dụng..

Địa điểm, cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Người trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu.

+ Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

* Địa điểm, cách thức nhận hộ chiếu qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

– Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả.

+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác;

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm theo danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác;

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Gửi hồ sơ đề nghị và nhận kết quả qua đường bưu điện: địa điểm, cách thức gửi hồ sơ, tiền lệ phí hộ chiếu và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) 01 tờ khai mẫu X01;

b) 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.

* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

a) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu X01 phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh;

b) Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm. Tờ khai do mẹ, cha khai và ký thay; nếu không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay;

c) Trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha, nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 3cm x 4 cm.

Cấp lại hộ chiếu (hộ chiếu bị mất; bị hư hỏng; còn thời hạn cần cấp lại; tách trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha) ngoài giấy tờ quy định nêu trên đây phải bổ sung giấy tờ các trường hợp sau:

Trường hợp mất hộ chiếu thì nộp đơn trình báo mất hộ chiếu theo quy định.

Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì nộp lại hộ chiếu đó.

Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì nộp hộ chiếu, 01 tờ khai theo mẫu X01 và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm của mẹ hoặc cha để cấp lại hộ chiếu; nộp 01 tờ khai theo mẫu X01 và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm của trẻ em để cấp riêng hộ chiếu cho trẻ em đó.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

– Thời hạn giải quyết: không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh,  Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hộ chiếu phổ thông.

– Lệ phí (nếu có): 200.000đ/cuốn. Lệ phí cấp lại hộ chiếu do hư hỏng hoặc bị mất 400.000đ/cuốn.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): tờ khai (mẫu X01).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không thuộc các trường hợp chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

+ Nghị định số 65/2012/NĐ-CP, ngày 06/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

+ Thông tư số 29/2016/TT-BCA, ngày 06/07/2016 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam.

+ Thông tư số 07/2013/TT-BCA, ngày 30/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2007/TT-BCA, ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông trong nước và Thông tư số 10/2006/TT-BCA, ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

+ Thông tư số 157/2015/TT-BTC, ngày 08/10/2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

 

Cấp hộ chiếu phổ thông

– Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một trong 3 cách sau đây:

+ Trực tiếp nộp hồ sơ:

Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.

Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ tạm trú.

+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Người trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

+ Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu.

+ Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

– Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả.

+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác;

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm theo danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác;

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) 01 tờ khai mẫu X01;

b) 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.

* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

a) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu X01 phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh;

b) Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm. Tờ khai do mẹ hoặc cha khai và ký thay; nếu không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay;

c) Trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha, nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 3cm x 4 cm.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

– Thời hạn giải quyết: 8 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hộ chiếu phổ thông.

– Lệ phí (nếu có): 200.000 đồng VN/01 cuốn hộ chiếu.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Tờ khai (mẫu X01).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không thuộc các trường hợp chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

+ Nghị định số 65/2012/NĐ-CP, ngày 06/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

+ Thông tư số 29/2016/TT-BCA, ngày 06/07/2016 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam.

+ Thông tư số 07/2013/TT-BCA, ngày 30/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2007/TT-BCA, ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông trong nước và Thông tư số 10/2006/TT-BCA, ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

+ Thông tư số 157/2015/TT-BTC, ngày 08/10/2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

 

Trình báo mất hộ chiếu; hủy giá trị sử dụng hộ chiếu bị mất; khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu đã bị hủy

Về việc trình báo mất hộ chiếu; hủy giá trị sử dụng hộ chiếu bị mất; khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu đã bị hủy (Trích điều 9 Thông tư 29/2016/TT-BCA về việc Hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam.

1. Trách nhiệm của người bị mất hộ chiếu:

a) Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện mất hộ chiếu, cần trình báo với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất, theo Mẫu X08 để hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đã mất;

b) Khi đến trình báo, cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để kiểm tra, đối chiếu; nếu gửi đơn trình báo qua bưu điện thì đơn phải có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú;

c) Người bị mất hộ chiếu nếu không kịp thời trình báo với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh sẽ bị xem xét xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh khi tiếp nhận đơn trình báo:

a) Xác nhận việc trình báo cho người bị mất hộ chiếu để người đó sử dụng vào việc đề nghị cấp lại hộ chiếu nếu có nhu cầu;

b) Thực hiện việc hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đó.

3. Hộ chiếu đã bị hủy giá trị sử dụng do mất, khi tìm thấy có thể được khôi phục nếu đủ các điều kiện sau:

a) Hộ chiếu được tìm thấy chưa bị hỏng, còn thời hạn từ 06 tháng trở lên;

b) Trong hộ chiếu có thị thực của nước ngoài còn giá trị hoặc thuộc trường hợp cấp thiết quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

4. Người thuộc trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều này trực tiếp nộp hộ chiếu, kèm theo đơn đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trả lời kết quả.

Bình luận

Trả lời