Thông thường, Visa Schengen đối với người Việt Nam được xét duyệt rất kỹ càng, nhiều người đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ những vẫn có thể bị từ chối. Cùng FTE Visa tìm hiểu những nguyên nhân khiên họ bị từ chối visa là gì nhé!
Nguyên nhân 1: Nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả
Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân đặc biệt quan trọng khi đi ra nước ngoài. Nên nếu đương đơn xin visa châu Âu nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả sẽ đều bị từ chối.
Nguyên nhân 2: Không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú hoặc khai báo thông tin không rõ ràng
Nguyên nhân đầu tiên khiến đơn xin visa Schengen bị từ chối đó là người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh cần thiết. Ngoài ra, một số lí do liên quan đến việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ có thể khiến đơn xin visa của đương đơn bị từ chối:
- Sự thống nhất về ngày đi về của các loại giấy tờ
- Các giấy tờ không được xác nhận từ bên thứ ba (doanh nghiệp, công ty bảo hiểm…)
- Các booking vé, phòng khách sạn bị huỷ
- Xin visa diện thăm thân nhưng không nộp đủ giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người mời
- …
Nguyên nhân 3: Không thể chứng minh khả năng tài chính hoặc chứng minh không phù hợp cho chuyến đi
Chứng minh tài chính là một phần rất quan trọng trong khi xin Visa vào hầu hết các quốc gia. Đương đơn rất dễ bị từ chối khi không cung cấp được bằng chứng về khả năng chi trả chi phí trong thời gian lưu trú dự kiến. Đây là hình thức gây dựng niềm tin đối với lãnh sự quán cho chuyến đi của bạn. Giấy tờ về việc tài trợ chi phí không đầy đủ, không có thông tin người tài trợ hoặc không có xác nhận từ phía tài trợ.
Với trường hợp đi công tác:
- Thư xác nhận và quyết định cử đi công tác của công ty không đề cập đến việc chi trả các chi phí. Hơn nữa, người xin visa không chứng minh đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản chi phí của chuyến đi.
- Không xác định được bên nào sẽ thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi.
- Công ty thứ ba đảm nhận các chi trả các khoản phí cho chuyến đi nhưng không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ xin visa.
Với trường hợp đi thăm thân:
- Người xin visa không nộp Giấy cam kết bảo lãnh hoặc không cung cấp bằng chứng chứng minh có đủ khả năng tài chính
- Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi và người được mời cũng không chứng minh có đủ khả năng tài chính.
Với trường hợp đi du lịch:
- Người xin visa không cung cấp được bằng chứng việc đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi hoặc không có việc làm (như nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập
- Người thứ ba đảm nhận thanh toán các khoản phí cho chuyến đi nhưng không chứng minh được mối quan hệ với người thứ 3 hoặc giấy tờ trong hồ sơ không chứng minh việc chi trả của người thứ ba.
Nguyên nhân 4: Thời gian lưu trú tại Khối Schengen không hợp lý
Về cơ bản, bạn chỉ được phép lưu trú tại Khu vực Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng 180 ngày. Vì vậy, thị thực mới chỉ có thể được cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.
Nguyên nhân 5: Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với đương đơn
Nếu bạn đã bị ghi danh vào hệ thống thông tin SIS của khối Schengen vì bất kỳ lí do gì, bạn sẽ không được cấp visa.
Nguyên nhân 6: Đương đơn có khả năng gây nguy hiểm trong Khối Schengen
Nguyên nhân 7: Người xin Visa không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị
🔸Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
🔸Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
🔸Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Châu Âu và Việt Nam, bạn nên lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.
🔸Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
Nguyên nhân 8: Đại sứ quán không xác định được liệu đương đơn có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không
Đương đơn phải chứng minh được sự ràng buộc tại Việt Nam sẽ khiến mình trở về Việt Nam sau chuyến đi:
🔸 Sự ràng buộc về mặt gia đình (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ, v.v.)
🔸 Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)
🔸 Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)
Trên đây mới chỉ là những lý do phổ biến nhất để hồ sơ xin visa Châu Âu của bạn bị đánh trượt.
Nguồn: Sưu tầm
Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để hồ sơ xin Visa Schengen của bạn trở nên mạnh và không mắc sai lầm nhé!! Đừng quên liên lạc với FTE visa để được tư vấn chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo nhất nhé!
Liên hệ tư vấn hồ sơ visa hoàn hảo nhất:
📩 FLC TRAVEL AND EVENT
Bình luận